TV QLED và OLED khác nhau thế nào?
 |
Sửa Tivi Tại Nhà |
OLED xuất hiện trước và
phổ biến 2, 3 năm gần đây, nhưng lại là công nghệ màn hình có sự khác biệt
nhiều so với TV LCD LED thông thường. Trong khi đó, QLED là công nghệ mới xuất
hiện trên TV thương mại từ 2017. Hai model sử dụng để so sánh có cùng kích cỡ
65 inch và giá bán 90 đến 95 triệu đồng, cùng phân khúc cao cấp.
QLED được chú ý hơn khi
sở hữu màn hình cong. Trong khi TV OLED lại sở hữu thiết kế mỏng như kính và
nhẹ hơn nhiều. Điểm khác biệt mà hai công nghệ màn hình QLED và OLED tạo ra là
độ dày. Màn hình OLED (Organic Light Emmiting Diode) có cấu tạo gồm các diode
hữu cơ tự phát sáng, không cần đến đèn nền như TV LCD LED thông thường. Trong
khi đó, QLED thực chất là nâng cấp từ LCD LED truyền thống khi vẫn sử dụng hệ
thống đèn nền LED nhưng có thêm công nghệ chấm lượng tử Quantum Dot.
Cả hai TV đều được
thiết lập về thông số mặc định của nhà sản xuất, chế độ sử dụng "tại
nhà" và chế độ hình ảnh "tiêu chuẩn". Cùng độ phân giải 4K nên
độ sắc nét của cả hai model không có nhiều khác biệt khi nhìn gần.
Tuy nhiên, khi cùng
phát một nội dung, dù cùng thiết lập, chất lượng hình ảnh giữa TV QLED và OLED
bắt đầu cho thấy sự khác biệt. Bên trái là hình ảnh từ QLED còn bên phải là từ
OLED. Dưới cùng là ảnh gốc.
Nhìn bằng mắt thường,
OLED cho màu sắc rực, sống động hơn. Thể hiện màu vàng và đỏ chính xác với ảnh
gốc, nhưng màu trắng bị ngả xanh. Trong khi đó, ở QLED, màu xanh lá và màu
trắng đúng hơn.
Chế độ hình ảnh
"tiêu chuẩn" ở TV QLED thiên về tông màu ấm, tương đồng với chế độ
"phim" ở đối thủ OLED nhưng bị ám vàng nhiều.
Độ tương phản
Độ sáng là thông số kỹ
thuật mà QLED vượt hẳn OLED khi mức cực đại đạt tới 1.500 nit. Trong khi dù có
những nâng cấp cải thiện thêm 25% ở thế hệ mới 2017, OLED mới đạt độ sáng cực
đại 1.000 nit. Tuy nhiên, đây chỉ là ưu điểm lý thuyết khi độ sáng cao lại
không phải là điều luôn tốt với chất lượng hình ảnh.
So sánh khi đặt cạnh
cho thấy, cùng một khung hình, độ sáng cao tạo ra cảm giác bắt mắt cho mẫu QLED
đặt bên trái nhưng nó cũng khiến cho hình ảnh không sâu, giảm độ tương phản và
còn khiến chi tiết ở vùng sáng bị ảnh hưởng khi so với mẫu OLED đặt bên phải.
Khi xem phim hay các
nội dung phỏng cảnh, OLED cho hình ảnh ấn tượng hơn, có độ nổi khối rõ ràng nhờ
độ tương phản cao hơn. Sự khác biệt có thể thấy ở vùng góc dưới bên trái ở phần
nền đường tối màu. Các nếp gấp trên áo trắng của nhân vật cũng được thể hiện rõ
ràng hơn trên màn hình TV OLED so với mẫu QLED.
Góc nhìn
Màn hình cong cùng với
việc sử dụng công nghệ nâng cấp từ LCD LED truyền thống khiến cho màn hình chấm
lượng tử thể hiện góc nhìn hẹp hơn nhiều so với OLED. Với độ nghiêng khoảng 40
độ so với màn hình, màu sắc trên màn hình QLED đã nhợt nhạt đi nhiều, trong khi
mẫu mẫu OLED gần như không thay đổi.
Sắc đen
Trong một tiêu chí quan
trọng khác về chất lượng hình ảnh, OLED lại thể hiện tốt hơn so với QLED. Không
sử dụng đèn nền mà dùng các điểm ảnh tự phát sáng nên ngoài độ tương phản cao,
OLED cũng cho màu đen ở mức tuyệt đối. Trong khi đó, dù cải thiện tốt hơn nhiều
TV LED thông thường, QLED vẫn thể hiện màu đen xám nhẹ.
Việc vẫn sử dụng đèn
nền LED còn khiến cho mẫu QLED vẫn gặp phải hiện tượng hở sáng, có thể thấy rõ
khi nghiêng nhẹ góc nhìn. Trong khi ở mẫu OLED, hiện tượng hở sáng đã được khắc
phục. Thử nghiệm trong khoảng thời gian khoảng 2 giờ xem liên tục, hiện tượng
burn-in, điểm yếu ở công nghệ OLED cũng chưa xuất hiện.
QLED cho thấy ưu điểm độ sáng màn hình cao, dải
màu hiển thị rộng nhưng vẫn còn gặp phải những hạn chế như công nghệ LCD LED
truyền thống về góc nhìn, độ sâu đen.
Trong khi đó, OLED cho thấy lợi thế về khả năng
hiển thị ở góc nhìn, độ tương phản cao. Công nghệ màn hình cũng thể hiện mượt
mà hơn với nội dung có hình ảnh chuyển động nhanh như thể thao, phim hành
động...