Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

So Sánh Công Nghệ Tivi QLED vs OLED

QLED vs OLED: 2 công nghệ TV mới nhất so tài

sua tivi
Sửa Tivi Tại Hải Dương

Cả hai đều là những công nghệ màn hình cao cấp nổi trội nhất trên các dòng TV đang có mặt ở Việt Nam hiện nay.


TV QLED và OLED khác nhau thế nào?

sua tivi tai hai duong
Sửa Tivi Tại Nhà
OLED xuất hiện trước và phổ biến 2, 3 năm gần đây, nhưng lại là công nghệ màn hình có sự khác biệt nhiều so với TV LCD LED thông thường. Trong khi đó, QLED là công nghệ mới xuất hiện trên TV thương mại từ 2017. Hai model sử dụng để so sánh có cùng kích cỡ 65 inch và giá bán 90 đến 95 triệu đồng, cùng phân khúc cao cấp. 
QLED được chú ý hơn khi sở hữu màn hình cong. Trong khi TV OLED lại sở hữu thiết kế mỏng như kính và nhẹ hơn nhiều. Điểm khác biệt mà hai công nghệ màn hình QLED và OLED tạo ra là độ dày. Màn hình OLED (Organic Light Emmiting Diode) có cấu tạo gồm các diode hữu cơ tự phát sáng, không cần đến đèn nền như TV LCD LED thông thường. Trong khi đó, QLED thực chất là nâng cấp từ LCD LED truyền thống khi vẫn sử dụng hệ thống đèn nền LED nhưng có thêm công nghệ chấm lượng tử Quantum Dot.
Cả hai TV đều được thiết lập về thông số mặc định của nhà sản xuất, chế độ sử dụng "tại nhà" và chế độ hình ảnh "tiêu chuẩn". Cùng độ phân giải 4K nên độ sắc nét của cả hai model không có nhiều khác biệt khi nhìn gần.
Tuy nhiên, khi cùng phát một nội dung, dù cùng thiết lập, chất lượng hình ảnh giữa TV QLED và OLED bắt đầu cho thấy sự khác biệt. Bên trái là hình ảnh từ QLED còn bên phải là từ OLED. Dưới cùng là ảnh gốc.
         Nhìn bằng mắt thường, OLED cho màu sắc rực, sống động hơn. Thể hiện màu vàng và đỏ chính xác với ảnh gốc, nhưng màu trắng bị ngả xanh. Trong khi đó, ở QLED, màu xanh lá và màu trắng đúng hơn.
Chế độ hình ảnh "tiêu chuẩn" ở TV QLED thiên về tông màu ấm, tương đồng với chế độ "phim" ở đối thủ OLED nhưng bị ám vàng nhiều.
Độ tương phản
Độ sáng là thông số kỹ thuật mà QLED vượt hẳn OLED khi mức cực đại đạt tới 1.500 nit. Trong khi dù có những nâng cấp cải thiện thêm 25% ở thế hệ mới 2017, OLED mới đạt độ sáng cực đại 1.000 nit. Tuy nhiên, đây chỉ là ưu điểm lý thuyết khi độ sáng cao lại không phải là điều luôn tốt với chất lượng hình ảnh. 
So sánh khi đặt cạnh cho thấy, cùng một khung hình, độ sáng cao tạo ra cảm giác bắt mắt cho mẫu QLED đặt bên trái nhưng nó cũng khiến cho hình ảnh không sâu, giảm độ tương phản và còn khiến chi tiết ở vùng sáng bị ảnh hưởng khi so với mẫu OLED đặt bên phải.
Khi xem phim hay các nội dung phỏng cảnh, OLED cho hình ảnh ấn tượng hơn, có độ nổi khối rõ ràng nhờ độ tương phản cao hơn. Sự khác biệt có thể thấy ở vùng góc dưới bên trái ở phần nền đường tối màu. Các nếp gấp trên áo trắng của nhân vật cũng được thể hiện rõ ràng hơn trên màn hình TV OLED so với mẫu QLED.

Góc nhìn

Màn hình cong cùng với việc sử dụng công nghệ nâng cấp từ LCD LED truyền thống khiến cho màn hình chấm lượng tử thể hiện góc nhìn hẹp hơn nhiều so với OLED. Với độ nghiêng khoảng 40 độ so với màn hình, màu sắc trên màn hình QLED đã nhợt nhạt đi nhiều, trong khi mẫu mẫu OLED gần như không thay đổi.
Sắc đen
Trong một tiêu chí quan trọng khác về chất lượng hình ảnh, OLED lại thể hiện tốt hơn so với QLED. Không sử dụng đèn nền mà dùng các điểm ảnh tự phát sáng nên ngoài độ tương phản cao, OLED cũng cho màu đen ở mức tuyệt đối. Trong khi đó, dù cải thiện tốt hơn nhiều TV LED thông thường, QLED vẫn thể hiện màu đen xám nhẹ.
Việc vẫn sử dụng đèn nền LED còn khiến cho mẫu QLED vẫn gặp phải hiện tượng hở sáng, có thể thấy rõ khi nghiêng nhẹ góc nhìn. Trong khi ở mẫu OLED, hiện tượng hở sáng đã được khắc phục. Thử nghiệm trong khoảng thời gian khoảng 2 giờ xem liên tục, hiện tượng burn-in, điểm yếu ở công nghệ OLED cũng chưa xuất hiện. 
QLED cho thấy ưu điểm độ sáng màn hình cao, dải màu hiển thị rộng nhưng vẫn còn gặp phải những hạn chế như công nghệ LCD LED truyền thống về góc nhìn, độ sâu đen. 
Trong khi đó, OLED cho thấy lợi thế về khả năng hiển thị ở góc nhìn, độ tương phản cao. Công nghệ màn hình cũng thể hiện mượt mà hơn với nội dung có hình ảnh chuyển động nhanh như thể thao, phim hành động...

Tivi 4K: Chọn mua nền OLED hay QLED?



Tivi 4K: Chọn mua công nghệ nền OLED hay QLED?

Sửa Tivi Tại Hải Dương

Thời đại tivi 4K đang dần nở rộ nhờ sự phổ biến của công nghệ truyền hình HDR và một số dịch vụ streaming chất lượng cao, bao gồm cả Netflix. Ngày nay, bạn cũng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thương hiệu tivi ưa thích, kích thước màn hình cũng như kiểu dáng ngang hoặc cong.

Độ Phân Giải Của Tivi Full HD và Tivi 4K


Tivi độ phân giải Full HD và tivi 4K có thực sự chênh lệch?

Bên cạnh các model tivi HD (High Definition - tivi độ nét cao) có độ phân giải phổ biến như HDFull HD, thì tivi độ phân giải 4K cũng được nhắc đến rất nhiều. Vậy tivi độ phân giải Full HD và tivi 4K có đem lại sự khác biệt? Trải nghiệm hình ảnh giữa 2 độ phân giải này có thực sự chênh lệch? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
tivi
Sửa Tivi Tại Hải Dương

Trước hết, chúng ta cần phải tìm hiểu tivi 4K và tivi Full HD là gì?

Tivi HD độ phân giải màn hình Full HD thì trên một màn hình tivi sẽ có khoảng 1920 số điểm ảnh ngang và 1080 điểm ảnh dọc, cho độ rõ nét gấp đôi độ phân giải HD. Trong khi đó tivi 4K là một chiếc tivi sở hữu độ phân giải 4K được phổ biến rộng rãi trên thị trường với cái tên Ultra HD hay Ultra HD 4K, cho độ chi tiết cao hơn gấp 4 lần so với độ phân giải Full HD. Theo đó, đối với tivi HD độ phân giải 4K sẽ có tầm 3840 điểm ảnh ngang và 2160 điểm ảnh dọc, tương ứng trên cả màn hình với khoảng 8,3 triệu điểm ảnh giúp các hình ảnh rõ ràng và cho độ nét ấn tượng.

Liệu tivi HD độ phân giải 4K có là sự lựa chọn đúng đắn?

So sánh tivi độ phân giải Full HD với tivi 4K

Nếu ta so sánh tivi HD độ phân giải 4K với các độ phân giải phổ biến trên tivi HD hiện nay như Full HD và HD thì độ phân giải 4K  cho những ưu điểm vượt trội hơn về độ sắc nét, chi tiết hơn, đặc biệt là khi tận hưởng trên những tivi có màn hình lớn.
Chẳng hạn, khi đặt độ phân giải Full HD vào những tivi HD có kích thước màn hình từ 70 inch trở lên, lúc này, trên màn ảnh sẽ xuất hiện các khuyết điểm như khung hình bị nhòe, làm cho nét bị mất khiến bạn không cảm thấy hình ảnh thật nữa, và khi ta nhìn thấy được các điểm ảnh là từng ô vuông li ti trên màn ảnh cũng sẽ khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu.

Mật độ điểm ảnh Full HD với 4K

Còn đối với tivi HD độ phân giải 4K, khi tivi được trang bị với mật độ điểm ảnh sẽ lên đến 8,3 triệu thì dù tivi có kích thước lớn, các điểm ảnh này cũng sẽ đủ để trải kín khắp cả màn hình và giúp cho hình ảnh liền mạch, qua đó cho khả năng hiển thị rõ nét và chi tiết tuyệt vời hơn.
Trên tivi hỗ trợ 3D, các nhà sản xuất tivi HD (High-Definition) đã tuyên bố rằng mỗi mắt sẽ đọc được hình ảnh 1920 x 540 pixel, 2 mắt kết hợp sẽ đọc được độ phân giải Full HD 1920 x 1080 thông thường. Tuyên bố này là không chính xác, vì khi xem 3D trên tivi HD, bạn có thể dễ dàng phân biệt các chi tiết điểm ảnh nhỏ.

Công nghệ 3D yêu cầu tivi HD độ phân giải cao

Lúc này, thì với tivi 4K, công nghệ 3D thụ động tạo ra hình ảnh 3.840 x 1.080 pixel cho mỗi mắt, là đủ để mắt bạn không thể phân biệt được các điểm ảnh. Các tivi HD hỗ trợ công nghệ 3D không cần kính cũng gặp phải vấn đề tương tự, bởi mỗi điểm ảnh sẽ dành riêng cho một bên mắt. Do đó, trong trường hợp này, TV 4K là một lựa chọn tốt, thậm chí độ phân giải 4K là cần thiết để tạo ra trải nghiệm 3D ở mức chấp nhận được. Bên cạnh đó, những nhà sản xuất lớn cũng đã trang bị cho tivi của mình công nghệ Upscaling 4K giúp nâng độ nét, chi tiết của hình ảnh trên tivi HD lên chuẩn 4k bất kể nguồn phát. Nhờ đó, khắc phục được tình trạng thiếu hụt nguồn phát 4K, giúp người dùng có thể trải nghiệm được chất lượng Ultra HD đẹp mắt hơn.

Tivi HD với tính năng nâng cấp độ chi tiết hình ảnh lên 4K bất kì nguồn phát

Tóm lại, ta có thể thấy rằng tivi HD độ phân giải 4K phát huy được sức mạnh rõ rệt trên các tivi màn hình “khủng” hay trên các bộ phim 3D. Đối với những tivi có kích thước nhỏ hơn thì độ phân giải 4K không tạo nên chênh lệch quá lớn đến mức Full HD trở thành lỗi thời. Nếu nhu cầu của bạn ở mức vừa phải, thì một chiếc tivi HD với độ phân giải Full HD cũng đã là một lựa chọn tuyệt vời. Mong rằng bài viết trên sẽ có ích với bạn trong việc chọn mua tivi cho gia đình mình.
Ta thấy rõ sự khác biệt đó là trên những tivi HD mang trong mình kích cỡ “khủng”, còn đối với các tivi có màn hình dưới 50 inch thì chênh lệch này là không đáng kể. Đó không phải là sự cách biệt quá lớn đến mức Full HD trở thành lỗi thời. Nếu nhu cầu nhà bạn không quá cao, thì một chiếc tivi Full HD cũng là một lựa chọn rất ổn.
Thực tế cũng cho thấy rằng các nguồn phát có chất lượng 4K trên thị trường hiện nay vẫn còn hiếm. Các chương trình truyền hình phát sóng hiện nay hầu hết mang tín hiệu ở độ phân giải HD là cao nhất; tương tự, những chương trình giải trí như các game trên Smart tivi thì cũng chỉ dừng lại ở mức Full HD.
Tuy nhiên, tivi HD với độ phân giải 4K cũng không hẳn là không có tác dụng gì trên tivi màn hình nhỏ hơn 50 inch. Màn hình Ultra HD tỏ ra thực sự hữu dụng trên các tivi hỗ trợ công nghệ 3D thụ động (3D sử dụng kính không có màn trập).

Màn hình 4K phát huy tác dụng với các bộ phim 3D của bạn ở mức vừa phải, thì một chiếc tivi HD với độ phân giải Full HD cũng đã là một lựa chọn tuyệt vời. Mong rằng bài viết trên sẽ có ích với bạn trong việc chọn mua tivi cho gia đình mình.

Công Nghệ Tivi Nên Và Không Nên Quan Tâm


NHỮNG CÔNG NGHỆ TV NÊN VÀ KHÔNG NÊN QUAN TÂM

Độ phân giải 4K có thực sự là tốt nhất? Còn công nghệ HDR, SUHD và tivi màn hình chấm lượng tử thì sao? Bạn sẽ cảm thấy bối rối khi muốn mua một chiếc tivi mới mà có quá nhiều thông số, công nghệ bạn không hiểu về chúng.
Sửa Tivi Tại Hải Dương

Tivi công nghệ SUHD sẽ tốt hơn công nghệ UHD, chữ S trong "SUHD" là gì và công nghệ HDR thực sự tốt hơn 4K? Sự khác nhau giữa những công nghệ như 4K, HDR, OLED, UHD, SUHD, UHDBD và các loại khác nữa là gì hay đơn thuần chúng chỉ khác nhau về chữ cái?

Tất cả các ký hiệu trên đều là những thuật ngữ chỉ công nghệ hiển thị màn hình mà tivi đó sở hữu, để phân biệt công nghệ trên mỗi sản phẩm và chắc chắn chúng đều có ưu điểm hay nhược điểm. Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về các công nghệ này cũng như cách phân biệt chúng, theo tổng hợp của trang công nghệ Cnet.

Công nghệ HDR
Sửa Tivi Tại Nhà Hải Dương
HDR là viết tắt của High Dynamic Range, tạm dịch là dải tương phản động mở rộng. Là công nghệ mới trên các tivi hiện nay cho khả năng hiển thị màu sắc, độ sáng cũng như độ tương phản cao hơn so với các tivi thông thường.

Công nghệ HDR đem lại rất nhiều điều thú vị cho người xem, tuy nhiên thuật ngữ này lại khá bị lạm dụng trên các tivi, do đó một liên minh bao gồm các hãng sản xuất phim, đài truyền hình, công ty công nghệ đã được thành lập, họ đánh giá 1 chiếc tivi HDR sẽ được gắn nhãn UHD Premium, riêng với các dòng tivi Sony không sử dụng nhãn này mà thay vào đó họ gọi tên riêng là 4K HDR. Về mặt công nghệ hai nhãn này giống nhau, đều dành cho tivi đạt chuẩn.

4K và Ultra HD (UHD)

Về cơ bản 4K và UHD giống nhau, đều là thuật ngữ dùng để mô tả các tivi có độ phân giải cao mới nhất thị trường hiện nay. Ví dụ như HDTV là chỉ tivi sở hữu độ phân giải 1920x1080 pixel, thì 4K và UHD gấp 4 lần HDTV, có độ phân giải 3840x2160 pixel.

Tuy nhiên độ phân giải cao không phải là thứ quyết định đến chất lượng của một chiếc tivi, đó chỉ là một khía cạnh nhỏ cần có trong một chiếc tivi. Muốn có một chiếc tivi chất lượng tốt bạn cần quan tâm đến tỷ lệ tương phản tốt hay gam màu chính xác mới đem lại cho bạn trải nghiệm tốt nhất về tivi.

Local dimming là gì?
So sánh
         Đây là công nghệ làm tối cục bộ trên tivi nhưng lại ít người biết đến cũng như hiểu rõ về nó. Phần lớn tivi trên thị trường hiện nay đều sử dụng đèn nền LED trên LCD, và những tấm đèn nền này đều không có khả năng tắt bớt ánh sáng hiển thị tại các vị trí nhất định mà chỉ có thể bật hoặc tắt.

LED Local dimming thì khác, loại đèn nền này có khả năng tắt hoàn toàn tại những vị trí mà điểm ảnh hiển thị màu đen. Thời gian bật tắt cũng rất ngắn, không làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh trên LCD của bạn. Tuy vậy nhưng không phải tivi trung cấp, hay cao cấp nào cũng đều sở hữu Local dimming.

OLED

Như đã đề cập ở trên, phần lớn tivi trên thị trường đều là LED LCD còn lại một số model của LG sử dụng công nghệ OLED – Organic Light-Emitting Diode (các diode hữu cơ phát quang).

Màn hình OLED hiển thị màu đen sâu hơn so với LED, các điểm ảnh OLED tự phát sáng khi có dòng điện đi qua nên tiết kiệm điện, nhiệt lượng tỏa ra thấp. Màn hình OLED đem lại chất lượng hiển thị tốt, dải màu rộng hơn LED, độ tương phản tuyệt vời và tầng số quét cực cao.

SUHD

         SUHD là công nghệ mới dựa trên UHD giành cho dòng tivi cao cấp của Samsung sử dụng panel mới với bộ lọc màu bằng chất liệu Nano Crystal. Là công nghệ độc quyền với chất lượng tốt, an toàn với 3 lớp bảo vệ chống hư hỏng, oxy hóa, không chứa Cadmium kim loại độc hại.

Ngoài ra SUHD sở hữu dải màu rộng gấp 64 lần so với TV UHD nhờ sử dụng tấm nền 10bit thay cho tấm nền 8bit, giúp tái tạo hơn 1 tỷ sắc thái màu khiến hình ảnh chân thực, chi tiết hơn các tivi UHD thông thường.

Công nghệ Quantum dots và Nano crystals

Quantum dots hay còn gọi là công nghệ chấm lượng tử, cho phép các màn hình LCD tạo ra màu sắc nhờ sử dụng các bộ lọc màu. Về cơ bản đó là các dải nhựa cực nhỏ có màu đỏ, xanh lá cây và màu xanh lục. Khi màu sắc của chúng càng sẫm màu hơn, hình ảnh sẽ càng chân thực hơn. Các chấm lượng tử là các hạt nhỏ xíu có thể phát sáng một màu nhất định, đặc biệt hiệu quả và chúng được thêm vào lớp nền của một tivi LED hoặc một màn hình hiển thị tương tự. Quantum dots thực sự tốt về hiển thị màu sắc, tái hiện màu chân thực nhưng giá thành chúng lại cao hơn nhiều và được sử dụng cho các dòng tivi cao cấp.




Sửa Tivi Tại Hải Dương Copyright © 2011 -- Template created by O Pregador -- Powered by Blogger